Tìm hiểu bệnh viêm xương tủy xương

Bệnh do vi khuẩn tụ cầu gây ra. Chúng có thể được tìm thấy trên da hoặc trên cơ thể người khỏe mạnh và xâm nhập vào xương bằng cách xâm nhập vào cơ thể và máu khi cơ thể bị viêm phổi, nhiễm trùng đường tiểu… đến vị trí yếu nhất của xương. Hoặc xuất phát từ một vết thương sâu có thể mang vi trùng xâm nhập vào cơ thể và lây lan vào vùng xương đó.

Một khả năng khác nữa là gãy xương nghiêm trọng và một đầu xương bị lồi khỏi da hay vi trùng xâm nhập trực tiếp trong quá trình phẫu thuật, thay khớp mà vệ sinh không đảm bảo.

Các yếu tố thuận lợi của bệnh viêm xương tủy xương

Bình thường, xương có khả năng tự miễn dịch và được bảo vệ chặt chẽ bằng lớp da, thịt, các mô, cơ, máu… Vì vậy bệnh chỉ xảy ra khi có yếu tố thuận lợi.

Bệnh thường xuất hiện sau một chấn thương vùng xương, khớp, sẽ mở một con đường để vi khuẩn xâm nhập vào xương. Theo nghiên cứu, hơn 12% bệnh nhân bị chấn thương trước khi có viêm xương tủy xương.

Tình trạng dinh dưỡng của trẻ, tình trạng miễm dịch giảm là những yếu tố thuận lợi cho nhiễm khuẩn huyết xuất hiện.

Mạch máu bị tắc nghẽn hoặc hư hỏng do các bệnh như tiểu đường, động mạch ngoại biên, tế bào hình liềm... làm việc phân phối các tế bào chống lại sự xâm nhập của vi trùng bị ách tắc. Điều này khiến cho chỉ một vết thương nhỏ cũng có thể tiến triền thành vết loét sâu lạn tận tới mô xương.

Cơ chế sinh bệnh viêm xương tủy xương

Tìm hiểu bệnh viêm xương tủy xương
Tìm hiểu bệnh viêm xương tủy xương


Viêm xương tuỷ xương do nhiễm khẩn huyết thường phát sinh ở vùng hành xương ( Metaphyis) qua đường động mạch nuôi dưỡng.

Ở trẻ em, bệnh thường bắt nguồn từ đường máu với cơ chế gây tổn thương tủy xương, bắt đầu trong thân xương. Vi trùng theo đường máu đi vào mạch máu ở xương, làm thuyên tắc động mạch nuôi gây ra thiếu máu và ngăn cản cơ chế phòng vệ đến được nơi này. Máu kém lưu thông đến màng ngoài xương gây hoại tử, tiêu xương và hình thành mủ. Quá trình viêm tại chỗ tạo thành một quá trình khép kín, ngày một thêm nặng.

Đặc điểm xương của trẻ là tuy dầy nhưng lại rất lỏng lẻo làm mủ có thể lan rộng lên trên hoặc xuống dưới thân xương, lưu thông quanh xương cứng. Nếu xương bị hoại tử, gián đoạn sẽ giúp mủ thoát vào phần mềm; nếu xương nằm trong bao khớp (cổ xương đùi, cổ xương cánh tay) mủ sẽ đi vào khớp và hậu quả là viêm khớp mủ.

Nếu không được điều trị, xương chết được tách ra biệt lập với xương lành hình thành mảnh xương chết. Xương mới mọc sẽ xuất hiện xung quanh xương chết tạo thành bao xương chứa các ống xoang giữa xương nên dễ bị gãy. Tổn thương hoại tử có thể lan rộng quanh thân xương, đến vùng xương tăng trưởng và vào cả khớp.

Trong viêm xương tuỷ xương dù ở giai đoạn nào cũng luôn có hai quá trình bồi đắp và phá huỷ đi song song, đây là một đặc điểm luôn được xem xét để chỉ định điều trị phù hợp với từng giai đoạn.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chữa đau nhức xương khớp bằng đinh hương

Tại sao bị hẹp ống sống ngực ?

Đau lưng kinh niên