Nhiễm trùng đĩa đệm cột sống

Vi khuẩn hay gặp nhất gây ra bệnh nhiễm trùng đĩa đệm cột sống là tụ cầu khuẩn, kế tiếp là vi khuẩn đường ruột. Trước đây tác nhân gây nhiễm trùng đĩa đệm hay gặp là vi khuẩn thương hàn, nhưng hiện nay không gặp nữa. 


Đĩa đệm nằm ở giữa hai vị trí đốt sống, bao bọc xung quanh là các dây chằng, bao khớp, lớp cơ và ngoài cùng là da nên bình thường vi khuẩn khó có thể vào được vị trí này để gây bệnh. Các chuyên gia cho rằng có 3 cách xâm nhập của vi khuẩn: đầu tiên là vi khuẩn theo đường tĩnh mạch hoặc bạch mạch vào cột sống, kết tiếp là theo đường xâm nhập trực tiếp do những ổ nhiễm trùng cạnh cột sống và cuối cùng là do tai biến điều trị . các tác nhân xâm nhập vào cột sống thường gây tổn thương đĩa đệm rồi sẽ tấn công vào thân đốt sống, các thành phần bao quanh.

Thật ra việc vi khuẩn xâm nhập vào một vùng ở sâu trong cơ thể để gây bệnh như vậy cũng do yếu tố nguy cơ, đó là những đối tượng bị suy giảm miễn dịch (bệnh AIDS, đái tháo đường, dùng corticoid dài ngày hay thuốc ức chế miễn dịch,…).

Có thể phát hiện sớm nhiễm trùng đĩa đệm?


Giống như mọi bệnh nhiễm trùng khác, bệnh nhân bị nhiễm trùng đĩa đệm có dấu hiệu sốt cao, mệt mỏi, môi khô, lưỡi dơ, ăn uống kém… thường gặp và định vị nơi nhiễm trùng là đau ở vùng cột sống bị nhiễm trùng.

Đau có thể âm ỉ nhẹ nhưng cũng có thể đau nhiều, lan ra phía trước hoặc lên trên. Nếu nhiễm trùng ở vùng đĩa đệm cột sống lưng có thể gây đau ngực và có thể nhầm với cơn đau co thắt ngực của mạch vành tim hay của viêm màng phổi, nhiễm trùng đĩa đệm cột sống thắt lưng gây đau bụng lầm với bệnh mật tụy, thậm chí là viêm ruột thừa,… Khi khám ở vùng đau sẽ phát hiện ra vùng đau nhói và tình trạng co cứng phản ứng của cơ cạnh cột sống. Phòng khám xương khớp ở Biên Hòa http://coxuongkhoppcc.com/phong-kham-xuong-khop-o-bien-hoa-dong-nai-ung-dung-phuong-phap-chiropractic-cua-my.html

Ở giai đoạn muộn gây áp xe ngoài màng cứng có thể gây ra chèn ép tủy, tùy vị trí tủy sống bị chèn ép sẽ có triệu chứng khác nhau (liệt tứ chi, liệt 2 chi dưới, rối loạn cảm giác ở vùng thần kinh tương ứng, tăng phản xạ gân xương). Nếu nhiễm trùng gây phá hủy thân đốt sống, có thể gặp dấu hiệu biến dạn cột sống (vẹo cột sống, lòi gai cột sống,…).

Để chẩn đoán tình trang nhiễm trùng phải làm xét nghiệm máu, cấy máu có thể phân lập được vi khuẩn gây bệnh. Trên X quang cột sống vùng tổn thương có thể không phát hiện bất thường ở gia đoạn sớm nhưng về sau sẽ phát hiện dấu hiệu tổn thương đĩa đệm, thân sống: hẹp khe đĩa đệm, hủy xương về hai phía của thân đốt sống. Ngày nay nhờ kỹ thuật chụp cắt lớp điện toán và cộng hưởng từ nhân (MRI), có thể phát hiện ra tổn thương đĩa đệm, thân sống ở giai đoạn rất sớm. Qua CT Scan có thể hướng dẫn chọc hút mủ ở ổ áp xe để xét nghiện và giải áp.

Thật ra việc chẩn đoán sớm viêm đĩa đệm do vi khuẩn không quá khó nếu bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng như đã nêu cùng với hình ảnh ở trên X quang. Một số trường hợp, triệu chứng nhiễm trùng không rõ rang, bệnh nhân chỉ có đau vùng cột sống, có thể nhầm lẫn với các bệnh của cột sống như thoái hóa cột sống, viêm cột sống dính khớp hay ung thư di căn xương…



Đôi khi dấu hiệu nhiễm trùng không rầm rộ và không phát hiện đường xâm nhập thì lầm với bệnh lao đĩa đệm cột sống, lúc này cần phải xem xét tiền xử lao phổi, lao hạch và dấu hiệu trên X quang, CT Scan có tổn thương đặc trưng.

Khi chẩn đoán viêm đĩa đệm do vi khuẩn thì phải dùng kháng sinh thích hợp càng sớm càng tốt nhằm ngăn chặn tổn thương bất hồi phục của cấu trúc cột sống. kháng sinh nào thích hợp chắc chắn phải phân lập vi khuẩn gây bệnh và làm kháng sinh đồ. Nhất thiết bệnh nhân phải nhập viện để sử dụng kháng sinh tiêm chích với liều lượng phù hợp và đủ thời gian.

Bên cạnh việc sử dụng kháng sinh diệt vi khuẩn phải điều trị triệu chứng như: nâng tổng trạng, hạ sốt, giảm đau, kháng viêm,… một số trường hợp như ổ mủ lớn gây chèn ép phải chọc hút mủ giải áp hoặc bơm rửa. Đối với người bệnh có biến chứng tổn thương thân đốt sống hoặc chèn ép tủy cần phải điều trị bằng chuyên khoa ngoại thần kinh đốt sống để được can thiệp đúng lúc.

Tiên lượng bệnh sẽ nặng nếu xảy ra biến chứng áp xe màng cứng, ngoài màng cứng hoặc sốc nhiễm khuẩn,… Để phòng ngừa nhiễm trùng đĩa đệm cột sống, thầy thuốc thực hiện thủ thuật ở cột sống phải đảm bảo vô khuẩn tuyệt đối, phải tích cực điều trị nhiễm trùng tại các cấu trúc cạnh cột sống.

Hy vọng những kiến thức được chia sẻ trong bài viết có thể giúp cho bạn đọc có cái nhìn tích cực hơn và có những phương pháp tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình. Chúc bạn đọc có thời gian thật ý nghĩa và vui vẻ.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tại sao bị hẹp ống sống ngực ?

Ung thư xương có di truyền không?

Gai cột sống có chữa khỏi được không?