Triệu chứng bệnh đau xương cụt

Đau xương cụt hay còn gọi là đau xương cùng là hiện tượng đau ở xương cụt hoặc ở cơ bắp gần xương cụt. Đặc điểm của bệnh là khi ngồi lâu hay khi đang ngồi mà đứng lên hoặc khi nén ép vào chỗ đầu nhọn của xương cụt sẽ làm cho cơn đau nặng thêm.


Khi bị đau xương cụt, người bệnh sẽ có những triệu chứng dưới đây:


Đau nhức, nhói ở mông hoặc hông.

Đau xuống háng, hai chân và đầu gối và có thể là mắt cá.

Cảm giác đau ở một chỗ sau đó lan rộng ra xung quanh.

Có nhiều nguyên nhân gây đau xương cụt. Có thể kể đến các nguyên nhân, như:

Nguyên nhân bệnh lý: Đa số phụ nữ bị đau xương cụt là do các bệnh phụ khoa gây nên. Ngoài ra có thể là do các căn bệnh nội khoa, bệnh xương khớp (viêm khớp dạng thấp hoặc thoái hóa khớp) hoặc những tổn thương từ bên ngoài, ví dụ như bị ngã đập mông xuống đất hoặc va đập vào thành, góc các đồ vật, dụng cụ...

Viêm cơ quan sinh dục: Người bệnh có cảm giác đau buốt vùng thắt lưng, đau lưng, bụng dưới khó chịu hoặc bị trướng, sốt nhẹ, mệt, chán ăn...

Cảm giác đau xương cụt nặng thêm khi làm việc quá nhiều, sau khi quan hệ tình dục hoặc trước kỳ kinh nguyệt.

Vị trí tử cung bất thường: Trong trường hợp bình thường, tử cung của người phụ nữ thường hơi ngả về phía trước. Khi tử cung quá ngả về trước hoặc ngả về sau do tử cung và các tổ chức xung quanh bị viêm dính vào nhau sẽ khiến xương cụt bị đau.



Trường hợp này thường xảy ra ở những người quá bận rộn, sinh nhiều hoặc đã từng làm phẫu thuật tử cung. Tử cung bị sệ xuống, thoát ra ngoài hoặc dính chặt bên trên có thể kéo dãn dây chằng, gây ra đau thắt lưng.

Vòng tránh thai bất thường như: Kích cỡ vòng tránh thai không phù hợp với buồng tử cung, độ đàn hồi của vòng tránh thai quá lớn hoặc vị trí của vòng tránh thai bị lệch...

Khối u ở khoang chậu: Các khối u do u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung, khối u buồng trứng...trong giai đoạn đầu thường nằm sâu trong khoang chậu, không dễ bị phát hiện. Khi khối u chèn lên dây thần kinh hoặc tế bào ung thư xâm nhập vào tổ chức liên kết của khoang chậu sẽ dẫn tới đau xương cụt.

Các bệnh về hệ thống bài tiết: Phụ nữ do đặc điểm về sinh lý nên rất dễ bị mắc các bệnh viêm nhiễm hệ thống bài tiết nước tiểu như: viêm thận mãn, cấp tính, viêm đường tiết niệu...Ngoài ra bị sỏi kết hạch hay có khối u trong hệ thống bài tiết cũng có thể gây ra đau ở xương cụt.

Yếu tố sinh lý gây đau xương cụt ở phụ nữ: Các yếu tố sinh lý dẫn đến đau xương cụt: kỳ kinh nguyệt, do khoang chậu sưng huyết, tử cung xuất huyết...khiến thần kinh khoang chậu bị phù hoặc gây ra phản xạ dẫn đến xương vùng lưng đau mỏi. Những người phụ nữ cao tuổi do dây chằng nối với tử cung bị giãn ra, tử cung hạ thấp xuống cũng khiến xương cụt và vùng thắt lưng bị đau.

Khả năng giãn nở của các cơ, màng gân và đốt sống lưng ở phụ nữ mạnh hơn ở nam giới rất nhiều, khả năng thích nghi với các vận động mạnh kém, dễ bị tổn thương dẫn tới đau buốt vùng thắt lưng.

Phụ nữ khi mang thai, trọng tâm cơ thể dồn về phía sau làm thay đổi kết cấu của các khớp nhỏ ở đốt sống lưng khiến các cơ, màng gân và dây chằng ở phần thắt lưng ở vào trạng thái căng thẳng trong một thời gian dài hình thành nên những tổn thương mạn tính. Đồng thời khi mang thai, các cơ quan nội tạng trong cơ thể bị dịch lên phía trên, sau khi sinh con, chúng đột nhiên hạ xuống, đây cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra đau xương cụt và vùng thắt lưng cho phụ nữ.

Điều trị bệnh đau xương cụt


Nằm nghỉ ngơi.

Xoa bóp, bấm huyệt.

Dùng lý liệu pháp hoặc phong bế cục bộ.

Dùng thuốc giảm đau đặt vào hậu môn.

Nếu điều trị lâu ngày không khỏi, có thể phẫu thuật cắt bỏ xương cùng.

Đau xương cụt là hiện tượng thường gặp ở chị em phụ nữ. Khi bị đau cấp, người bệnh cần chú ý nghỉ ngơi hợp lý kết hợp với một chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là bổ sung canxi cho cơ thể. Lưu ý không chơi thể thao, vận động mạnh trong thời gian này. Khi bị đau nhức kéo dài nên đi khám bác sĩ để được chữa trị sớm nhất.

Hy vọng những kiến thức được cung cấp qua bài viết có thể giúp bạn đọc nhiều hơn trong quá trình bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình. Chúc bạn vui khỏe.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chữa đau nhức xương khớp bằng đinh hương

Tại sao bị hẹp ống sống ngực ?

Đau lưng kinh niên