Đau nhức vùng xương chậu

Đau vùng xương chậu là cơn đau xảy ra ở phần thấp nhất của bụng, thường xảy ra ở phụ nữ.


Đau vùng xương chậu xuất hiện do những rối loạn liên quan đến các cơ quan quanh vùng chậu: các cơ quan sinh sản (tử cung, vòi trứng, buồng trứng, âm đạo), bàng quang, trực tràng hoặc ruột thừa. Tuy nhiên, đau vùng xương chậu thỉnh thoảng có thể bị gây ra bởi các cơ quan ngoài vùng chậu như thành bụng, ruột, thận, ống niệu hoặc phần dưới động mạch chủ.

Đau khung chậu được gọi là mãn tính khi tồn tại ít nhất từ 6 tháng trở lên. Những cơn đau này thường không có điểm đau cụ thể mà vị trí đau thường lan tỏa toàn vùng khung chậu. Đau khung chậu mãn tính có thể xuất phát từ tổn thương tại chỗ nhưng trong phần lớn các trường hợp, là triệu chứng của một số các bệnh khác, thậm chí, ở ngoài khung chậu.

Bên cạnh đó, những yếu tố tâm lý như stress hoặc căng thẳng cũng có thể gây nên các cơn đau (bao gồm đau vùng chậu), tuy nhiên khả năng xảy ra là rất hiếm.



Đau vùng xương chậu có những triệu chứng nào?


Thông thường, cơn đau xảy ra ở phần thấp nhất của bụng, giữa xương hông. Cơn đau có thể buốt nhói, liên tục, hoặc giống như chuột rút (như triệu chứng chuột rút trong chu kỳ kinh nguyệt) và đôi khi còn tăng dần cường độ đau hoặc xảy ra theo từng đợt. Bạn có thể bị đau đột ngột và dữ dội, hoặc đau âm ỉ nhưng liên tục, hoặc cả hai. Thông thường, cơn đau thường xuất hiện theo chu kỳ, xảy ra cùng với chu kỳ kinh nguyệt hoặc trong quá trình rụng trứng.

Vùng xương chậu có thể cảm thấy đau khi chạm vào. Cơn đau có thể kèm theo sốt, buồn nôn, hoặc nôn mửa. Nếu đột nhiên xuất hiện một cơn đau vùng chậu nghiêm trọng, bạn có thể cần đến sự trợ giúp y tế hoặc cấp cứu. Hãy đảm bảo bác sĩ sẽ kiểm tra và khám vùng chậu của bạn.

Có thể có các biểu hiện và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các triệu chứng bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Làm thế nào để tránh đau vùng xương chậu?


Các yếu tố tâm lý, đặc biệt là căng thẳng và trầm cảm, có thể là nguyên nhân gây đau ở nhiều phần khác nhau trên cơ thể, nhưng lại ít khi gây ra đau vùng chậu. Dù vậy, bạn cũng nên giữ tinh thần thoải mái, khỏe mạnh và thường xuyên tập thể dục.

Việc chẩn đoán và điều trị sớm đau vùng xương chậu có thể giúp ngăn ngừa bệnh trở thành mãn tính.

Ngoài ra, bạn cũng nên thực hiện quan hệ tình dục an toàn, bao gồm việc sử dụng bao cao su đúng cách khi quan hệ. Luôn thực hiện kiểm tra vùng chậu định kỳ để có thể sớm phát hiện bệnh, từ đó bác sĩ có thể đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất cho bạn.

Hy vọng những kiến thức được chia sẻ trong bài viết có thể giúp cho bạn đọc có cái nhìn tích cực hơn và có những phương pháp tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình. Chúc bạn đọc có thời gian thật ý nghĩa và vui vẻ.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chữa đau nhức xương khớp bằng đinh hương

Tại sao bị hẹp ống sống ngực ?

Đau lưng kinh niên