Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 10, 2018

Liệt dây thần kinh số 7 nguy hiểm không?

Hình ảnh
Bệnh này không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng lại gây biến dạng khuôn mặt, ảnh hưởng đến khả năng lao động, giao tiếp hằng ngày, khó biểu hiện cảm xúc ở mặt, khó khăn trong ăn uống và quan trọng là ảnh hưởng đến thẩm mỹ khi giao tiếp của người bệnh. Liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên là bệnh mà người dân hay gọi nôm na là trúng gió. Bệnh hiện nay rất phổ biến và có rất nhiều trường hợp mắc. Bệnh do nhiều nguyên nhân, nhưng khoảng trên 75% trường hợp mắc bệnh là do nhiễm lạnh đột ngột làm ảnh hưởng trực tiếp tới dây thần kinh số 7, gây liệt mặt ngoại biên. Còn lại là do biến chứng các loại chấn thương, như: chấn thương sọ ở vùng thái dương, xương chũm, viêm tai mũi họng thường xuyên mà không chữa trị dứt điểm… Biểu hiện của bệnh liệt dây thần số 7 ngoại biên rất rõ ràng, ai cũng có thể phát hiện và nhận biết bệnh, như: mặt bị xệ, hơi cứng khác thường, miệng bị méo sang một bên, một bên mắt không thể nhắm kín, uống nước bị trào lại ra ngoài; ngoài ra một số trường hợp ban ngày bỗng ...

Nhiễm trùng đĩa đệm cột sống

Hình ảnh
Vi khuẩn hay gặp nhất gây ra bệnh nhiễm trùng đĩa đệm cột sống là tụ cầu khuẩn, kế tiếp là vi khuẩn đường ruột. Trước đây tác nhân gây nhiễm trùng đĩa đệm hay gặp là vi khuẩn thương hàn, nhưng hiện nay không gặp nữa.  Đĩa đệm nằm ở giữa hai vị trí đốt sống, bao bọc xung quanh là các dây chằng, bao khớp, lớp cơ và ngoài cùng là da nên bình thường vi khuẩn khó có thể vào được vị trí này để gây bệnh. Các chuyên gia cho rằng có 3 cách xâm nhập của vi khuẩn: đầu tiên là vi khuẩn theo đường tĩnh mạch hoặc bạch mạch vào cột sống, kết tiếp là theo đường xâm nhập trực tiếp do những ổ nhiễm trùng cạnh cột sống và cuối cùng là do tai biến điều trị . các tác nhân xâm nhập vào cột sống thường gây tổn thương đĩa đệm rồi sẽ tấn công vào thân đốt sống, các thành phần bao quanh. Thật ra việc vi khuẩn xâm nhập vào một vùng ở sâu trong cơ thể để gây bệnh như vậy cũng do yếu tố nguy cơ, đó là những đối tượng bị suy giảm miễn dịch (bệnh AIDS, đái tháo đường, dùng corticoid dài ngày hay thuốc ức ch...

Chấn thương đau đầu gối

Hình ảnh
Chấn thương đau đầu gối có thể ảnh hưởng đến bất kỳ các dây chằng, gân hoặc túi hoạt dịch bao quanh khớp gối cũng như xương sụn và dây chằng các khớp riêng.  Một số chấn thương đầu gối thường bao gồm: Chấn thương dây chằng chéo trước. Chấn thương dây chằng chéo trước là rách dây chằng chéo trước - một trong bốn dây chằng nối xương chẳng chân đến xương đùi. Chấn thương dây chằng chéo trước là đặc biệt phổ biến ở những người chơi bóng rổ hoặc đi trượt tuyết, bởi vì nó liên quan đến thay đổi đột ngột về hướng. Rách sụn chêm. Sụn này được hình thành và hoạt động như một chất hấp thụ giữa xương cẳng chân và xương đùi. Có thể bị rách nếu đột nhiên xoay đầu gối trong khi mang trọng lượng trên nó. Một số loại vấn đề ở đầu gối phổ biến hơn ở những người trẻ – Ví dụ bệnh viêm gân bánh chè Osgood-Schlatter. Những người khác, chẳng hạn như bệnh gút, viêm xương khớp và giả gút, có xu hướng ảnh hưởng đến người lớn tuổi. Các bé gái có nhiều khả năng bị rách dây chằng chéo trước hoặc t...

Viêm đa khớp có triệu chứng gì?

Hình ảnh
Viêm đa khớp có nguy hiểm không? Câu trả lời là có. Nếu bạn không để ý đến sức khỏe của mình và đặc biệt là bệnh viêm đa khớp và để đến mức độ nặng sẽ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể bạn. Nếu khi mới phát hiện bệnh và biết cách hỗ trợ điều trị thì bệnh có thể tiêu giảm và hỗ trợ chữa khỏi được.  Nhưng nếu để bệnh viêm đa khớp biến chứng sang ung thư xương thì sẽ rất khó có thể hỗ trợ chữa được, và nguy cơ bị tàn phế là rất cao. Triệu chứng Tình trạng đau xảy ra liên tục và hay lặp lại cơn đau. Cơn đau thường kéo dài hàng giờ. Bệnh viêm đa khớp thường hay gặp ở khớp bàn tay, khớp ngón tay ngón chân, khớp tay, khớp chân, … Người bị bệnh có triệu chứng bị sút cân, mệt mỏi, sốt nhẹ. Phía dưới vùng da bị đau sẽ xuất hiện các nốt đỏ. Người bệnh cần chú ý khi măc bệnh viêm đa khớp. Thường xuyên tập luyện những bài tập thể dục nhẹ nhàng, phù hợp với từng cơ địa của mỗi người để lưu thông khí huyết. Không nên uống nhiều rượu bia… Hãy nhớ uống khoảng...

Chữa gout bằng mật nhân

Hình ảnh
Cây mật nhân này được dùng trong nhiều bài thuốc dân gian có hiệu quả rất lớn và lâu dài cho người bệnh. Sử dụng cây mật nhân hỗ trợ chữa bệnh gout có hiệu quả hay không cũng tùy vào cách sử dụng nó ra sao. Vậy cây mật nhân được dùng như nào trong hỗ trợ điều trị và phòng tránh bệnh gút? Cây mật nhân ngâm với rượu Lấy rễ cây mật nhân, thái thành các lát mỏng rồi đem đi phơi dưới nắng. Phơi cho rễ cây mật nhân khô, sau đó đem đi sao vàng hạ thổ là đạt yêu cầu để có thể mang đi ngâm rượu. Khi ngâm cây mật nhân này bạn nên ngâm với quả chối hột phơi khô nữa cũng mang lại hiệu quả tốt. Ngâm trong khoảng thời gian từ 20 – 30 ngày thì có thể dùng được. Sau thời gian sử dụng cây mật nhân hỗ trợ chữa bệnh gút hợp lý, bạn sẽ thấy các khớp của mình bớt sưng tấy, đau nhức và bệnh gút của bạn đã được cải thiện lên nhiều. Sắc cây mật nhân thành thuốc Một cách dễ uống hơn cho ai không thể uống được rượu thuốc mà vẫn muốn sử dụng cây mật nhân hỗ trợ chữa bệnh gút là sắc thuốc để uống....